Cẩm tú cầu – loài hoa rất quen thuộc được sử dụng rất rộng rãi từ hoa cưới đến trang trí nhà cửa. Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều cẩm tú cầu lại chứa những chất kịch độc. vậy bây giờ, trangtintuc sẽ cùng các bạn tìm hiểu về sự thật đằng sau câu hỏi liệu cẩm tú cầu có độc không nhé?
Giới thiệu chung về hoa cẩm tú cầu
Cây hoa cẩm tú cầu có tên gọi Hoa Tử Dương, cây hoa Dương Tú Cầu có tên khoa học là Hydrangea thuộc họ Tú Cầu – Hydrangeacea, có xuất xứ từ Nhật Bản đến Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á và Châu Mỹ.
Cẩm tú cầu thuộc loại cây thân gỗ,dạng bụi, sống lâu năm, có chiều cao khoảng 30-100 cm. Thân cẩm tú cầu có nhiều cành nhánh, ban đầu có màu xanh như màu lá già hơn hóa gỗ chuyển màu nâu. Lá cẩm tú cầu màu xanh đậm, hình dạng hơi tròn, thuôn nhọn ở đầu,hơi ráp với nhiều đường gân, có răng cưa ngắn, mọc đối, lá xanh quanh năm.Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc, điểm đặc biệt của loài hoa này là màu sắc hoa phụ thuộc vào độ pH của đất.
Tất cả bộ phận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.
Hoa cẩm tú cầu có độc không?
Hoa cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu màu hồng, trắng, xanh rất đẹp ta vẫn thấy được trồng làm cảnh thật ra không phải là loài cây hiền lành. Cây hoa cẩm tú cầu có độc không thì câu trả lời là tất cả bộ phân của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. lá và nụ hoa cẩm tú cầu có chứa chất Hydragin nhiều nhất. Nếu ăn phải thì người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, mệt mỏi, khó thở. Nếu ăn với lượng lớn sẽ dẫn đến hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Trong lịch sử, thời nữ hoàng Cleopatra đã ép nhiều người hầu ăn lá và củ hoa cẩm tú cần để tự tử.
Những bông hoa rực rỡ và rất ‘bắt mắt’ này có thể khiến bé bị đau bụng sau vài giờ ăn phải. Bé có thể bị ngứa da nôn mửa , yếu ớt và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim.
Cẩm tú cầu còn có thể gây viêm da, ngứa da với những người có cơ địa dễ dị ứng. Đặc biệt là khi chạm tay trần vào cây, lá, hoa. Nguyên nhân là những hạt phấn nhỏ của loài hoa này sẽ phát tán ra tiếp xúc với da người. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo nếu bạn quá yêu thích loài hoa này, nên đặc biệt chú ý không nên chạm vào hoa, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Chỉ nên cầm hoa khi chúng được gói, bọc lại kín đáo.
Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng.
Trong trường hợp có người bị ngộ độc hoa, lá của cây cảnh, bạn nên đưa đi cấp cứu ngay. Việc đầu tiên cần làm là kích thích nôn, rửa ruột để giảm thiểu và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất. Một số biện pháp ‘cấp tốc’ như uống nước chè, nước cam thảo sắc hay than hoạt tính cũng giúp ích cho việc ngăn chặn chất độc lan tỏa trong cơ thể.
Và phía trên, các bạn đã cùng trangtintuc tìm hiểu về sự thật đằng sau câu hỏi liệu cẩm tú cầu có độc không. Rất hi vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những kiến thức cũng như mẹo vặt về loài hoa cẩm tú cầu này nhé!